



AN TOÀN TRÊN MỌI NẺO ĐƯỜNG...
Hỗ trợ 24/24 |
HOTLINE: 0937 188881 |
1.Bằng B2 là gì?
Bằng B2 là một hạng giấy phép lái xe ô tô. Đây là hạng bằng được đánh giá là phổ biến và được nhiều người chọn để thi sát hạch. Với loại bằng này, người lái xe có thể tham gia nhiều loại hình phương tiện khác nhau:
- Ô tô chở người đến 09 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
Có thể thấy, xe ô tô di chuyển chủ yếu trên các tuyến đường là xe 04, 05, 07, 09 chỗ và xe du lịch. Do vậy, số lượng tài xế được cấp loại bằng này cũng rất nhiều.
2.Điều kiện học bằng lái B2
Theo Điều 7 Thông tư 04/2022/TT-BGTVT, học viên muốn học bằng B2 phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Về đối tượng: Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
- Về độ tuổi: Đủ tuổi 18 tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe).
- Về trình độ văn hóa: Không yêu cầu.
- Về sức khỏe: Không mắc các bệnh thuộc nhóm 3 được quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 37/2018/TT-BYT. Học viên sẽ đến khám tại các bệnh viện, phòng khám được thông qua bởi Sở Y tế Tỉnh, Thành phố.
3.Những thông tin về việc đăng ký học lấy bằng B2
3.1. Hồ sơ khi học Lái xe để đủ điều kiện thi Sát hạch:
Theo qui định, người học lái xe lần đầu cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu.
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn (với người Việt Nam); hộ chiếu còn thời hạn (với người Việt Nam định cư ở nước ngoài);
- Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
3.2. Đăng ký học bằng B2 ở đâu?
Người có nhu cầu đăng ký học bằng lái có thể đăng ký ở bất cứ trung tâm đào tạo lái xe nào được cấp giấy phép hoạt động. Học viên có thể tùy chọn nơi thuận tiện, việc chọn trung tâm học không phụ thuộc vào địa chỉ thường trú hoặc tạm trú trên giấy tờ.
Hiện nay ở Cần Thơ và các địa bàn lân cận, học viên có thể đăng ký tại Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe MÀU HOA ĐỎ, tập trung:
----------------------------
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Trung tâm Đào Tạo và sát hạch Lái Xe Màu Hoa Đỏ
VP Chính: 188 Nguyễn Văn Linh, P. Thới An Đông, Quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ.
CN1: 345 Nguyễn Văn Linh, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
CN2: Huyện Đội - Huyện Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ
ĐT: 0292.3686878 - 3899688 - 0937.188881
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
3.3. Bằng B2 học trong bao lâu và bao nhiêu tiền?
Để hoàn thành chương trình học và cấp chứng chỉ thì học viên sẽ mất khoảng hơn 3 tháng.
Học phí sẽ phụ thuộc vào cơ sở đào tạo lái xe mà bạn đăng ký. Mỗi hạng bằng lái sẽ có mức học phí khác nhau. Bạn có thể liên hệ ngay 0937.188.881 để được hỗ trợ tư vấn
4.Thủ tục khi thi SÁT HẠCH lấy bằng B2
4.1. Hồ sơ thi bằng lái B2
Theo Điều 19 Thông tư 04/2022/TT-BGTVT, hồ sơ dự thi sát hạch bằng B2 do cơ sở đào tạo lái xe lập và gửi trực tiếp ( trước 07 ngày làm việc) tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Bao gồm:
- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu.(đã nộp khi đăng ký học)
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn (với người Việt Nam); hộ chiếu còn thời hạn (với người Việt Nam định cư ở nước ngoài) (đã nộp khi đăng ký học);
- Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài (đã nộp khi đăng ký học);
- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định (đã nộp khi đăng ký học);
- Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người đậu Tốt nghiệp để được dự thi sát hạch cấp bằng lái xe.
4.2. Thi bằng lái xe ở đâu?
Theo Điều 21 Thông tư 04/2022/TT-BGTVT, việc thi sát hạch bằng B2 được thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe loại 1 và loại 2.
Học viên được đăng ký học và thi tại bất kì trung tâm nào được cấp phép trên toàn quốc mà không phụ thuộc vào hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.
4.3. Quy trình thi bằng lái B2
Căn cứ Điều 21 Thông tư 04/2022/TT-BGTVT, quy trình thi bằng B2 bao gồm:
Bước 1: Thi lý thuyết.
Bài thi gồm các câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe, ngoài ra còn có nội dung liên quan cấu tạo và sửa chữa thông thường, nghiệp vụ vận tải, đạo đức người lái xe.
Bước 2: Thi sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng.
Người dự sát hạch xử lý các tình huống mô phỏng các tình huống giao thông: xuất hiện trên máy tính.
Bước 3: Thi thực hành trong hình.
Người dự sát hạch phải thực hiện đúng trình tự và điều khiển xe qua các bài sát hạch đã bố trí như: xuất phát, dừng xe nhường đường cho người đi bộ, dừng và khởi hành xe trên dốc, qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc, qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông, qua đường vòng quanh co, ghép xe vào nơi đỗ (hạng B2 thực hiện ghép xe vào nhà xe dọc và nhà xe ngang), tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua, thao tác khi gặp tình huống nguy hiểm, thay đổi số trên đường bằng, kết thúc.
Bước 4: Thi thực hành lái xe trên đường hay còn gọi là thi đường trường.
Người dự sát hạch điều khiển xe ô tô sát hạch, xử lý các tình huống trên đường giao thông và thực hiện hiệu lệnh của sát hạch viên.
Thí sinh đạt tất cả các nội dung thi sẽ được công nhận trúng tuyển và cấp bằng lái xe B2. Người được công nhận trúng tuyển sẽ được cấp bằng B2 trong thời gian chậm nhất là không quá 10 - 20 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.
Thí sinh không đạt nội dung thi lý thuyết thì không được thi lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng; không đạt nội dung thi lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng thì không được thi thực hành lái xe trong hình; không đạt nội dung thi thực hành lái xe trong hình thì không được thi thực hành lái xe trên đường.
Thí sinh đạt nội dung thi lý thuyết, phần mềm mô phỏng, thực hành lái xe trong hình được bảo lưu kết quả thi trong 01 năm, kể từ ngày có nội dung sát hạch đạt tại kỳ sát hạch gần nhất.
Nguồn: Trung tâm Màu Hoa Đỏ
4.4. Bằng B2 có thời hạn bao lâu? Chi phí như thế nào?
Theo Điều 29 Thông tư 04/2022/TT-BGTVT, bằng B2 hợp lệ được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền là Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
Theo đó, bằng B2 sẽ có thời hạn sử dụng là 10 năm kể từ ngày cấp. Để tiện cho tài xế trong việc theo dõi thời hạn sử dụng bằng lái, ngày hết hạn của bằng lái xe B2 được in trực tiếp trên bằng lái mà mỗi cá nhân được cấp.
Chi phí sát hạch lái xe bao gồm: Lệ phí sát hạch lý thuyết, lệ phí sát hạch mô phỏng, lệ phí sát hạch thực hành trong hình, lệ phí sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng, lệ phí cấp bằng B2.
Trên đây là tổng hợp những điều cần biết về bằng lái xe hạng B2 và kì thi sát hạch. Hiện nay, xe oto là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, che nắng che mưa và có ích trong việc di chuyển tới những nơi xa hay cho một chuyến du lịch gia đình ngắn hạn. Hãy lưu lại để cùng chuẩn bị kỹ lưỡng cho kì thi lấy bằng của bạn nhé!
Đây là tín hiệu hình động cơ cho thấy xe đã tự chuyển sang chế độ an toàn. Nguyên nhân khiến đèn ECU sáng trên bảng điều khiển có thể là do thiếu nguồn điện, hệ thống đánh lửa sai thời điểm hoặc bất kỳ lỗi nào khác làm gián đoạn quá trình hoạt động của động cơ.
Đèn check engine (Ảnh: google.com)
Nếu đèn check engine sáng khi bạn đang lái xe và xe vẫn đang hoạt động bình thường thì bạn không cần hoảng sợ, nhưng cũng không nên bỏ qua lỗi này. Hãy đưa xe đến gara để kiểm tra và xác định nguyên nhân vấn đề bằng cách chạy hệ thống chẩn đoán (OBD).
Nếu đèn bật sáng và xe đột ngột hoạt động bất thường hoặc phát ra tiếng động lạ, bạn hãy tấp vào lề ngay lập tức và gọi xe cứu hộ.
Rất có thể chiếc xe của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như lỗi bugi đánh lửa có thể làm hỏng động cơ ô tô vĩnh viễn. Bỏ qua đèn check engine trong một số trường hợp đồng nghĩa với việc bạn đang làm hỏng hệ thống truyền động của ô tô.
2. Đèn Battery (Ắc quy)
Nguyên nhân khiến đèn cảnh báo ắc quy bật sáng có thể là do dây cáp bị lỏng, bị ăn mòn hoặc các thành phần kết nối dây khác của hệ thống sạc. Ngoài ra, cũng có thể là sự cố với máy phát điện hoặc bộ điều chỉnh điện áp.
Đèn cảnh báo ắc quy trên oto (Ảnh: google.com)
3. Đèn Coolant Temperature (Nước làm mát)
Đèn Cool Temperature có hình dạng như chiếc nhiệt kế, thường để báo lỗi khi nước làm mát trên xe đang quá nóng. Nguyên nhân có thể do máy bơm nước bị hỏng; nước làm mát sắp cạn; ống nước làm mát bị rò rỉ, vỡ hoặc thậm chí là hư hỏng chính bộ tản nhiệt. Đây là đèn báo lỗi nghiêm trọng, cần phải khắc phục ngay, tránh dẫn đến hậu quả làm hỏng động cơ vĩnh viễn. Đây là đèn báo lỗi nghiêm trọng, bạn cần dừng xe, tắt máy để tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục ngay...
Đèn Coolant Tempurature (Ảnh: google.com)
Hiện nay có rất nhiều vụ cháy hay chập điện, một phần cũng đến từ cách bảo quản xe điện khi sạc không đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách sạc xe điện đúng cách để bảo vệ xe, bảo vệ an toàn cho bản thân mình và những người xung quanh nhé!
Các nguyên nhân dẫn đến cháy nổ xe máy điện hay xe đạp điện, chia làm 2 nguyên nhân: khách quan và chủ quan.
Người sử dụng tự ý thiết kế hay chế, độ lại dựa trên thiết kế ban đầu, những bình điện kém chất lượng được tái chế hay sử dụng lại nhiều lần cũng là một trong các nguy cơ gây cháy nổ ở xe điện.
Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng các loại xe điện đồng thời phòng tránh nguy cơ cháy nổ, chúng ta cần chú ý:
1.Cách vượt xe máy, oto đúng cách
Kinh nghiệm vượt xe khi lái xe tải đường dài là những kinh nghiệm thực chiến chứ không chỉ ở các kỳ sát hạch.
Để vượt xe an toàn, các bác tài hãy chú ý:
Chỉ vượt xe khi có đủ khoảng cách an toàn và có thể quan sát 4 hướng. Đặc biệt chú ý, không vượt khi xe khác cũng đang có dấu hiệu chuẩn bị vượt xe khác. Hãy chờ họ vượt xong mới tiếp tục quan sát và vượt xe phía trước.
Tuyệt đối, các bác tài không được vượt nối đuôi vì vô tình bạn đã tự tạo 1 điểm mù rất lớn – dễ xảy ra tai nạn và không kịp phản ứng.
2.Khi nào nên tăng/ giảm tốc độ?
Tuỳ vào mỗi trường hợp mà bác tài có thể đưa ra quyết định tăng, giảm tốc độ hợp lý.
Ví dụ:
Khi có tầm nhìn thoáng là lúc đó, bạn có thể tự tin tăng tốc độ và tập trung cao độ quan sát xung quanh
Mọi khu dân cư, đường xá có người đều phải duy trì tốc độ an toàn để kịp thời ứng phó với mọi trường hợp. Đặc biệt là các bác tài lái xe tải đường dài thường hay quá mệt mỏi mà bỏ qua điều này.
Ngoài ra có một trường hợp giảm tốc mà ÍT AI CHÚ Ý là đi đường bé mà có xe khách đang đậu để đón trả khách. Chiếc xe sẽ lấn đường rất nhiều và che khuất tầm nhìn toàn bộ phía trước.
Lúc này, anh em hãy giảm tốc về gần 0, từ từ lấn trái để người đằng trước nhìn thấy và tránh xe đang đỗ.
3.Chú ý chỗ quay đầu xe hoặc nơi có dải phân cách đứt quãng
Dải phân cách sẽ hay có đứt đoạn do người dân tự tạo ra để họ sang đường. Tình huống này vô cùng nguy hiểm nếu bác tài lái xe tải đường dài chủ quan 1 giây và không chú ý tới.
Thông thường thì dải phân cách đứt đoạn hay có ở khu dân cư đông đúc, đường nhiều xe 2 bánh đi lại. Vì thế cứ đến khu đông người, bác tài hãy giảm tốc độ xuống và duy trì ở mức an toàn. Nhịp nhàng điều chỉnh chân ga và phanh và nhìn kỹ 2 bên đường.
4.Khi chạy xe trời mưa, đường trơn
Giảm ít nhất 10-15 km/h so với tốc độ bình thường khi gặp trời mưa đường trơn.
Thời tiết xấu làm giảm tầm nhìn xe, đường trơn khó đi, dễ trượt bánh, dễ gây tai nạn. Tốt nhất với anh em lái xe tải đường dài thì hãy duy trì khoảng 80km/h cao tốc, quốc lộ là 50km/h.
5.Tấp xe vào lề an toàn, không gây ảnh hưởng đến xe khác
Không bao giờ được sử dụng thắng gấp khi chạy xe trên đường, đặc biệt là các bác tài lái xe tải đường dài. Bất chợt thấy quán nước, quán ăn hay một cửa hàng nào đó thì bản năng con người sẽ dừng khựng lại. Và nếu khựng lại giữa đường, điều gì sẽ xảy ra?
Vì thế, tốt nhất, anh em tài xế khi quan sát thấy mục tiêu hãy từ từ xi nhan và táp vào lề. Nếu trong trường hợp đi quá rồi, hãy cứ tấp vào và đi bộ xuống địa điểm cũ.
6.Chạy xe ban đêm
Đi ban đêm cũng tương tự trời mưa, phải giảm tốc độ nhiều nhất có thể để đảm bảo an toàn. Nhiều người dân “vô tình” không bật đèn hay đi bộ cũng khiến cho tài xế nhiều quả thót tim khó nói. Mà còn tệ hơn nếu xe đối diện sử dụng đèn pha và chiếu thẳng vào mặt.
Vì thế chạy xe ban đêm thì nên giảm tốc ít nhất 15-20km/h. Nếu gặp trường hợp pha chiếu thẳng, hãy cứ rà thắng, ga nhẹ di chuyển chậm và đi qua xe họ. Nếu có thể, kéo kính xuống nhắc nhẹ 1 câu vì có thể họ không để ý họ đang dùng đen pha đâu.
Còn nếu gặp xe máy lấn làn thì nháy nhẹ đèn 1 cái là họ sẽ biết nhường đường cho bạn.
1. Tìm hiểu về cung đường và các yếu tố có thể xảy ra trên đường đi
Với một đích đến có vô vàn các con đường khác nhau. Vì thế để tối ưu thời gian đi lại, bác tài cần tìm hiểu trước các tuyến đường sẽ đi vẫn hoạt động tốt: không cấm đường, không có công trình đang làm chắn giữa,…
Đặc biệt là cung đường đấy phải phù hợp với trạng thái xe của bạn.
Ví dụ như bạn không thể chọn một cung đường gập ghềnh, nhiều sỏi đá cho 1 chiếc xe “già” và có tuổi thọ không cao.
An toàn nhất thì hãy luôn có 1 số điện thoại khẩn cấp để bạn có thể liên lạc trong suốt cuộc hành trình.
Ngoài ra hãy chú ý về điểm đổ xăng, chốt công an hay kiểm tra,… để chuẩn bị sẵn sàng mọi tình huống có thể xảy ra.
2. Ngủ đủ giấc để tinh thần thoải mái, tỉnh táo
Một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp bác tài có tinh thần thoải mái, phấn khích và không mệt mỏi suốt cả chặng đường dài. Hãy đảm bảo có giấc ngủ ít nhất 7 tiếng và ăn uống đầy đủ nhé.
Ngoài ra, trước hôm khởi bánh thì tuyệt đối không nên sử dụng chất kích thích. Bia, rượu sẽ khiến cho bác tài giảm năng suất làm việc vào sáng hôm sau, gây ra cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ.
Nên có ít nhất 2 xế thay nhau lái và chia chặng đường hợp lí. Một cung đường dài có thể là 300km hoặc lên đến hơn 1000km. Vì thế, không thể nào 1 xe chỉ có 1 bác tài phụ trách và đi hết cả chặng đường. Tốt nhất là 1 chuyến nên có ít nhất 2 bác tài thay phiên nhau lái, chia chặng đường 50-50 hoặc 60-40. Không nên lái cố 50-100km vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng con người.
3. Ăn uống nhẹ và tránh xa các loại thực phẩm dưới đây
Trước khi lên xe, bác tài hãy ăn uống nhẹ nhàng, chuẩn bị nước uống và đảm bảo cơ thể “đủ ấm” lên xe. Tránh xa đồ ăn gây đầy bụng, các món lạ hay ăn 1 bữa quá lớn. Ăn quá no sẽ khiến hai mắt ríu, buồn ngủ và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc.
Các thực phẩm gây đầy bụng mà bác tài cần tránh trước khi lái xe tải đường dài:
4. Kiểm tra, bảo dưỡng xe để tránh sự cố bất ngờ
Các yếu tố cần kiểm tra kỹ nhất:
Nếu có bất kỳ vấn đề gì thì cần xử lý triệt để trước chuyến đi xa.
5. Lái xe điềm đạm, tránh “nhanh một giây chậm cả đời”
Vì xe tải là một loại xe to so với những loại xe khác nên giữ một phong thái điềm đạm, bình tĩnh, tập trung cao độ để ứng phó với mọi trường hợp có thể xảy ra. Kích thước xe to nên khó có thể lạng lách né tránh như xe máy, càng không thể thắng gấp vì có thể ảnh hưởng đến các xe đi phía sau và bên hông.
Bên cạnh đấy, luôn để ý biển báo, đường xá, các ngã rẽ, trục đường xung quanh.
6. Các sai lầm thường gặp đối với các bác tài mới
Cần chú ý không mắc phải sai lầm dưới đây:
Trên đây là tổng hợp vài mẹo nhỏ dành cho các bác tài lái xe tải đường dài, bỏ một ít phút để đọc và lưu giữ khi cần thiết để tránh những tai nạn không đáng có nhé!
Nguồn: Tổng hợp tư liệu web.