



AN TOÀN TRÊN MỌI NẺO ĐƯỜNG...
Hỗ trợ 24/24 |
HOTLINE: 0937 188881 |
1.Trong điều kiện không có đèn đường chiếu sáng đủ tốt, hoặc không có xe đi ngược chiều và đang đi ngoài đô thị thì bạn hãy dùng đèn pha .Dùng đèn pha xa có thể nâng cao tầm nhìn, giảm thiểu điểm mù tầm nhìn, có thể phát hiện tình huống phía trước sớm hơn. Rất cần thiết khi vượt xe, bật tắt đèn pha xa liên tục 2 cái nhằm báo hiệu cho xe bị vượt.
2. Giảm tốc độ
Thông thường, lái xe vào ban đêm sẽ có tầm nhìn thấp hơn so với ban ngày, kể cả trên cao tốc nên sẽ mất nhiều thời gian hơn trong việc quan sát và phản ứng với các mối nguy hiểm tiềm ẩn. Chính vì thế, giữ tốc độ vừa phải để bạn có đủ thời gian xử lý các tình huống bất chợt trên đường.
Một nguyên tắc nhỏ khi lái xe ban đêm là: "Giới hạn tốc độ trên các biển báo là tốc độ cao nhất có thể đạt được mà không bị phạt - nhưng đó không phải là tốc độ an toàn." Hãy chạy chậm hơn tốc độ cho phép nếu bạn bị hạn chế tầm nhìn, đặc biệt nếu bạn đi vòng quanh một góc cua hoặc đi qua đỉnh đồi, nơi tầm nhìn của bạn bị che khuất gần như hoàn toàn. Cho phép các phương tiện khác vượt qua bạn khi cần thiết.
3. Cảnh giác với các tài xế mệt mỏi
Vào ban đêm, các tài xế có dấu hiệu mệt mỏi thường xuất hiện nhiều hơn so với ban ngày. Lái xe trong tình trạng mệt mỏi dẫn đến việc mơ màng, buồn ngủ sẽ khiến việc mất kiểm soát và tốc độ phản ứng bị giảm đáng kể, dẫn đến việc lái xe quá tốc độ hay chạy lấn đường, nếu cảm thấy có những người lái xe bất thường bạn nên di chuyển chậm vào bên lề và để một khoảng trống an toàn đủ rộng nếu họ có ý định vượt qua.
4.Lưu ý về đèn
Khi gặp xe đi ngược chiều vào ban đêm, đặc biệt là trên đoạn đường 2 chiều, hãy nhớ bật đèn chiếu gần. Nếu gặp phải xe đi ngược chiều bật đèn pha xa suốt, hãy sử dụng đèn pha xa - gần liên tục để ra tín hiệu biểu thị cho đối phương tắt đèn pha xa. Nếu đối phương không tắt thì chúng ta cần giảm tốc và đi về phía bên phải.
Nếu một chiếc xe phía sau bạn đang sử dụng đèn pha có cường độ ánh sáng cao làm bạn khó chịu, hãy thử điều chỉnh gương chiếu hậu để tránh ánh sáng chói vào mắt làm khuất tầm nhìn. Nếu cần, bạn thậm chí có thể di chuyển gương để chiếu ánh sáng lại vào người lái xe và cảnh báo anh ta về lỗi lầm của mình.
5. Tăng khoảng cách với xe phía trước
Lái xe vào ban đêm rất dễ mệt mỏi, khả năng quan sát và phản ứng đều giảm. Vì vậy, cần tăng khoảng cách với xe phía trước, tối thiểu là gấp đôi khoảng cách xe ban ngày để khi gặp tình huống bất ngờ, chúng ta sẽ có đủ thời gian và khoảng cách để xử lý.
6. Nghỉ giải lao khi có thể
Việc lái xe một quãng đường dài, đặc biệt là trong đêm sẽ dễ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ và đây có thể gây ra nhiều rủi ro. Tình trạng này dẫn đến việc suy giảm nhận thức, các phản ứng cũng bị giảm và chậm hơn nhiều so với lúc tỉnh táo. Nếu cảm thấy mình không tỉnh táo, hãy tìm một trạm dừng chân gần nhất và cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi và thư giãn, hoàn toàn có thể tập trung trước khi quay trở lại đường.
Nếu bạn quá mệt mỏi và muốn ngủ một giấc, hãy tìm một điểm dừng chân và ngủ một lát, việc đậu xe ở lề đường và ngủ trên xe chưa bao giờ là một ý hay. Vào ban đêm đầy dẫy những rủi ro như trộm cướp hay những kẻ quái gở có thể làm hỏng chiếc xe của bạn, vì thế với những khu vực ngoại ô hay hoang vắng, bạn nên ý thức những mối nguy hiểm tiềm ẩn và lựa chọn giải pháp tốt nhất, việc an toàn nên được đặt lên hàng đầu, điều này quan trọng hơn nhiều so với việc bạn đến muộn hay lỡ hẹn.
Bên cạnh đó, hãy giữ tỉnh táo bằng cách nói chuyện với bạn đồng hành (nếu có), bật những dòng nhạc hào hứng, sôi động sẽ khiến bạn tỉnh táo hơn hoặc có thể chọn dừng chân tại một số địa điểm như: ăn nhẹ ở một nhà hàng nhỏ, uống một ly nước tại quán nước, các điểm dừng chân, … để giữ cho bản thân tỉnh táo trở lại khi tham gia giao thông.
Nguồn: sưu tầm tư liệu web.
Biểu tượng này xuất hiện giống như một chữ cái U với một dấu chấm than ở giữa. Đây là một trong những đèn cảnh báo trên bảng điều khiển ô tô, sẽ xuất hiện khi lốp xe gặp sự cố. Vì vậy, khi xuất hiện loại đèn cảnh báo này, có nghĩa là áp suất của một hoặc nhiều lốp xe đang ở mức quá thấp.
2. Đèn cảnh báo thắt dây an toàn
Đèn chỉ báo thắt dây an toàn xuất hiện để nhắc nhở tài xế và các hành khách phải thắt dây an toàn. Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện thêm các thiết bị hỗ trợ để đánh lừa loại đèn này. Việc thắt dây an toàn có nghĩa lớn, giúp giảm thiểu thương tích và tai nạn khi có tình huống nguy hiểm xảy ra. Hãy nhớ việc thắt dây an toàn được đặt lên hàng đầu trước khi di chuyển.
3. Đèn báo phanh
Trong trường hợp đèn phanh nhấp nháy ngay cả trong lúc đang lái xe, đây có thể là nguyên nhân do dầu phanh bị thấp. Nếu đèn xe bật sáng liên tục, thì xe đang gặp vấn đề nghiêm trọng trên hệ thống phanh. Sau đó, tài xế nên tấp xe vào lề đường hoặc đến hãng dịch vụ sửa chữa gần nhất.
Nguồn: sưu tầm tư liệu web
Sau một thời gian dài không sử dụng , chiếc xe rất dễ gặp trục trặc nếu không được bạn chú ý đến, sau đây là vài lưu y gửi đến cho các bạn tham khảo:
1. Tìm vị trí đỗ
Môi trường trong gara có điều kiện nhiệt độ, độ ẩm ổn định sẽ là nơi thích hợp cho ô tô nghỉ ngơi. Nếu phải để ngoài trời trong mùa hè, nên tìm chỗ râm mát và dùng vải bạt phủ ngoài.
2. Làm sạch
Không ít lái xe nghĩ, khi nào sử dụng lại sẽ rửa, đỡ mất công, tiết kiệm tiền. Nhưng nếu trên xe có vết ố vàng, phân chim không được làm sạch ngay, hóa chất trong đó có thể làm hư hại lớp sơn ngoài. Sau thời gian dài, chúng khô lại sẽ khó làm sạch hơn.
3. Thay dầu
Hãy bỏ qua bước này nếu chỉ để xe trong một hai tuần. Nhưng nếu thời gian sử dụng dài hơn 30 ngày, việc thay dầu sẽ là cần thiết. Theo Ford, một số chất trong dầu đã qua sử dụng có thể làm hư hại động cơ.
4. Đổ đầy bình xăng
Thực tế cho thấy, khi xăng đầy tránh được hiện tượng không khí ẩm xâm nhập lọt vào bình gây ngưng tự hơi nước. Dù xe mới, được làm kín tốt nhưng hơi xăng vẫn có thể lọt ra ngoài, trong một số trường hợp có thể như một ngòi kích nổ và bình chứa đầy nhiên liệu sẽ là một khối thuốc nổ khổng lồ.
Bởi thế, cần vặn chặt nắp bình, kiểm tra đường ống để hạn chế lọt xăng, gara cần có cửa thông gió để hơi xăng thoát ra ngoài. Nếu trong vài tháng không chạy, để tránh xăng bị phân hủy, hãy bổ sung chất ổn định vào bình.
5. Sạc ắc-quy
Không hoạt động lâu, ắc-quy mất dần khi khả năng sạc lại. Nếu có thể sau 2 tuần không sử dụng, hãy khởi động lại xe, để động cơ làm việc trong khoảng 15 phút. Thực hiện công việc này định kỳ sẽ có hai lợi ích gồm bảo quản ắc-quy tốt và tăng độ bền cho động cơ và các phần tử khác..
Có một lựa chọn khác, sử dụng bộ sạc ắc-quy loại nhỏ. Thiết bị cho cung cấp bổ sung điện năng cho một cách định kỳ để tránh bị phóng hết điện.
6. Không sử dụng phanh tay
Thông thường khi dừng, bạn sử dụng phanh tay để cố định xe. Nhưng không nên làm điều đó nếu xe đỗ xe trong nhiều tuần, lực ép từ má phanh lên đĩa phanh liên tục làm cho khu vực này lõm lại. Bề mặt đĩa gồ ghề, phanh không ổn định. Trong tình huống này, hãy sử dụng nêm gỗ chặn bánh.
7. Tránh xẹp lốp
Giống như khi dùng tay bẻ uốn cong một vật nào đó, mặt trong bị ép lại, trong khi mặt ngoài căng ra, tới một giới hạn sẽ hình thành vết nứt. Khi hơi giảm xuống một mức nhất định, trọng lượng xe đè lên lốp làm chúng nứt. Hiện tượng này xảy ra nhanh hơn khi cao su bị thoái hóa.
Để khắc phục hiện tượng này, hãy dùng trụ đỡ trọng lượng xe ở 4 góc hoặc nâng xe lên cao. Vì công việc này khá vất vả nên chỉ thực hiện khi bạn không sử dụng xe trong vài tháng.
8. Tháo lưỡi cao su khỏi cần gạt lướt
Cao su biến chất sẽ chảy và dính lên kính. Do đó hãy tháo lưỡi cao su ra cất nó tại nơi thoáng mát.
9. Chống chuột
Garage sẽ giữ cho xe trong môi trường khô, tương đối ấm. Thật không may đây lại là điều kiện sống ưu thích của các loài gặm nhấm, chuột là một ví dụ. Dưới nắp ca-pô, trong ca-bin hay cốp xe có nhiều thứ để những loài sinh vật này ẩn nấp và gặm nhấm. Dịch bệnh sẽ theo chúng mang vào xe có thể truyền sang người, đặc biệt là trẻ nhỏ, bên cạnh đó chúng cũng sẽ phá hỏng một vài chi tiết trên xe.
Để phòng tránh. Dùng bông thép bịt kín khe hở mà chuột có thể chui qua như ống xả, cửa hút gió và đừng quên đóng kín cửa kính. Dùng bột băng phiến dải quanh xe, mùi của loại hóa chất này sẽ xua đuổi chuột, gián. Mạnh hơn nữa, có thể dùng bẫy hoặc thuốc độc để tiêu diệt chúng, chỉ nên làm điều này khi chắc chắn có ai đó thường xuyên đi kiểm tra. Cũng thật phiền phức khi phải dọn xác của chúng khi đã bị phân hủy.
Nguồn tham khảo: Intenet
Hệ thống đèn đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành của xe. Sử dụng đèn xe đúng cách và hợp lý sẽ giúp lái xe đảm bảo được an toàn trong lúc tham gia giao thông.
Một số tài xế, đặc biệt là “tài mới” vẫn tỏ ra khá lúng túng trong việc bật/tắt, điều chỉnh các chế độ đèn khác nhau. Điều này gây ảnh hưởng nhất định đến độ an toàn khi xe lưu thông trên đường. Thậm chí nhiều trường hợp còn bị cảnh sát giao thông xử phạt vì lỗi sử dụng đèn chiếu sáng không đúng.
Vì vậy, bài viết này sẽ giúp các bạn nắm rõ tác dụng và cách sử dụng cần gạt đèn để tránh những sai sót khi tham gia giao thông.
Đèn chiếu sáng trên oto gồm những loại sau: Đèn chiếu sáng trước với 2 chế độ: chiếu gần (đèn cos) và chiếu xa (đèn pha), đèn định vị ban ngày DRL, đèn báo rẽ (xi nhan trái/ phải), đèn sương mù (đèn gầm, đèn cản), ngoài ra còn vài loại đèn khác như đèn phanh, đèn biển số, đèn trần,..
Mỗi dòng xe có thiết kế công tắc đèn khác nhau
Vị trí cần gạt đèn trên xe oto
Đèn xi nhan (signal) thường được tích hợp cùng đèn hậu, đèn gương, đèn chiếu sáng phía trước có chức năng phát tín hiệu cho các phương tiện khác khi bạn chuyển làn, chuyển hướng. Đèn chiếu sáng phía trước với 2 chế độ pha, cos được ví như đôi mắt của xe, có chức năng cung cấp ánh sáng, soi đường cho người lái…
Đèn định vị DRL ngoài việc tăng hiệu quả chiếu sáng, thẩm mỹ cho xe còn có chức năng cảnh bảo, giúp các phương tiện khác nhận biết phương tiện khi tham gia giao thông khác. Hiện nay, loại đèn này thường được nhà sản xuất ô tô ứng dụng công nghệ đèn LED vào thiết kế. Trong khi đó, đèn sương mù giúp các tài xế tăng khả năng nhận biết các phương tiện tham gia giao thông trong điều kiện khói bụi, mưa phùn, sương mù…
Trên hầu hết các mẫu ô tô hiện nay, công tắc bật/tắt, điều chỉnh đèn pha (chiếu xa), đèn cos (chiếu gần), đèn xi nhan, đèn định vị ban ngày DRL hay đèn sương mù… thường được bố trí trên cần điều khiển tích hợp bên trái trụ vô lăng.
Để mở đèn chiếu sáng phía trước, người lái chỉ cần xoay công tắc điều khiển về ký hiệu đèn pha (thường có biểu tượng ba vạch ngang theo hình của đèn pha). Khi được bật, đèn chiếu sáng phía trước của xe sẽ thường mặc định ở chế độ chiếu gần (cos). Để chuyển sang chế độ đèn chiếu xa (pha), người lái chỉ cần đẩy cần điều khiển tích hợp bên trái trụ vô lăng về phía trước. Lúc này, trên mặt đồng hồ sẽ hiển thị biểu tượng đèn sáng xanh (biểu tượng ba vạch ngang theo hình của đèn pha) để báo hiệu cho người lái xe đang bật đèn pha. Ngược lại khi đẩy cần về phía sau (phía người lái) đèn sẽ chuyển sang chế độ chiếu gần (cos).
Khi muốn chuyển làn đường, chuyển hướng di chuyển của xe… người lái chỉ cần gạt cần điều khiển tích hợp bên trái trụ vô lăng để mở đèn xi nhan. Cụ thể, để bật đèn xi nhan phải, người lái chỉ cần gạt cần điều khiển này lên trên. Ngược lại, khi gạt xuống phía dưới, xi nhan trái sẽ được mở.
Tượng tự, để bật đèn sương mù, đèn định vị ban ngày DRL… người lái chỉ cần xoay công tắc điều khiển lần lượt về ký hiệu chỉ biểu tượng hai loại đèn này. Mỗi xe có cách thiết kế công tắc điều chỉnh đèn khác nhau, vì vậy để có thể nắm rõ, người dùng nên đọc sách hướng dẫn sử dụng kèm theo xe.
Lưu ý, khi sử dụng đèn chiếu sáng phía trước ô tô di chuyển trong nội thành, có khá nhiều người dân, phương tiện đi lại… người lái nên để chế độ chiếu gần (đèn cos) để tránh làm chói mắt, ảnh hưởng đến người và phương tiện đi ở chiều ngược lại. Khi bạn di chuyển trên đường cao tốc, đường trường ngoại ô, đường 2 chiều có dải phân cách có thể để ở chế độ đèn chiếu xe (đèn pha) để có tầm nhìn được bao quát hơn.
Nguồn: sưu tầm tư liệu web
Nhiều tài xế mới không phân biệt được thế nào là điều hòa gió trong - gió ngoài hay áp suất lốp ghi ở đâu.
Để điều khiển ôtô với hàng chục chức năng là việc không quá khó, nhưng để thành thạo lại cần thời gian làm quen lâu. Để những tài xế mới, những người mới có bằng lái xe nhanh thành thạo. Sau đây là những chức năng cơ bản để các bạn không còn bỡ ngỡ trước khi điều khiển chiếc xe lạ.
1- Số sàn ( số tay) trên xe số tự động là gì
Về cơ bản, số tay hay số thể thao là loại số chuyển bằng tay tùy thuộc ý muốn của tài xế, chứ không phải do xe tự động thay đổi. Việc chuyển số có thể thực hiện thông qua cần số hoặc lẫy trên vô-lăng. Có 3 loại cơ bản về số tay là giới hạn vài số, thay đổi +/- trên cần số và thay đổi lẫy trên vô-lăng.
2- Bơm 4 lốp theo áp suất thế nào cho chuẩn
Với xe hơi gia đình, hiện nay thường gặp khuyến cáo của nhà sản xuất bơm 4 lốp với áp suất bằng nhau, hoặc lốp sau cao hơn một chút so với lốp trước. Nhưng trên thực tế, bơm lốp nào căng hơn, nhiều hay ít không áp dụng chung cho tất cả các xe, còn phụ thuộc vào kết cấu dẫn động, mục đích sử dụng.
Người dùng nên tuân thủ theo chỉ số áp suất lốp do hãng đưa ra, thường ghi ở mặt trong cánh cửa hoặc trong sách hướng dẫn. Bên cạnh đó cũng nên lưu ý, không bơm lốp khi vừa chạy quãng đường dài vì lúc này lốp bị nóng lên, khiến khí giãn nở, kết quả không chính xác khi nguội.
Mùa đông nên bơm lốp bằng khuyến cáo, nhưng mùa hè bơm thấp hơn khuyến cáo. Ví dụ nếu khuyến cáo là 2,2 kg/cm2 thì nên bơm 2,1 kg/cm1.
Áp suất lốp xem ở đâu trên xe?
Áp suất lốp xem ở sách hướng dẫn đi kèm xe hoặc ngay trên thành cánh cửa hoặc bậc lên xuống phía tài xế. Quan sát ở miếng sticker dán ở đây, tài xế sẽ biết được cần bơm bao nhiêu cho lốp xe mình
- Phanh tay điện tử dùng thế nào?
Nhiều tài xế mới toát mồ hôi khi ngồi lên một xe đời mới tìm khắp nơi nhưng không thấy phanh tay để kéo, đó có thể là do xe sử dụng phanh tay điện tử. Phanh tay điện tử có một nút bấm trên đó có chữ P (Parking), chỉ cần ấn vào nút này là phanh tay sẽ kích hoạt, đèn sáng, khi muốn bỏ phanh tay chỉ cần móc ngược nút. Một số hãng thiết kế ngược, tức móc ngược là kích hoạt trong khi nhấn là bỏ kích hoạt.
4- Khóa trẻ em cho cánh cửa ở đâu?
Ở cánh cửa phía sau, tài xế có con nhỏ nên chủ động kích hoạt chức năng khóa trẻ em. Trên thành cánh cửa khi mở ra sẽ thấy có một lẫy hoặc khe nhỏ như ổ khóa, tùy thiết kế mỗi hãng xe. Xoay, gạt lẫy hoặc lấy chìa xoay ổ khóa sẽ kích hoạt chức năng này. Khi đó, lúc cánh cửa đang đóng, trẻ em sẽ không thể mở được từ bên trong.
5- Khi nào dùng gió trong, gió ngoài?
Điều hòa ôtô thường có hai chế độ lấy gió là gió trong và gió ngoài. Theo đó, gió trong tức sử dụng lượng không khí trong xe để tuần hoàn làm mát, trong khi gió ngoài tức lấy không khí bên ngoài xe.
Thực tế sử dụng gió trong là chế độ gần như mặc định vì lấy gió ngoài có thể mang theo nhiều mùi lạ và bụi. Nhưng khi cần lấy không khí tươi để tránh mệt mỏi tài xế có thể chuyển sang gió ngoài, hoặc khi trong xe có mùi cũng có thể sử dụng gió ngoài kết hợp mở cửa sổ.
Ở những xe đời mới, dù để chế độ gió trong nhưng thỉnh thoảng xe tự lấy gió ngoài để cung cấp không khí tươi, tránh thiếu oxy cho người trên xe. Nhưng một số xe đời cũ không có tiện ích này, tài xế nên thay đổi giữa gió trong và ngoài khi di chuyển lâu.
6- Bật đèn pha - cốt thế nào?
Khi xoay núm trên cần điều khiển để bật đèn pha, xe thường ở chế độ chiếu gần (cos - cốt). Để chuyển sang chế độ chiếu xa, tài xế đẩy cần về phía táp-lô, ngược lại khi kéo cần về phía vô-lăng tức chuyển sang chế độ chiếu gần.
Khi đi trong thành phố, khu đông dân cư ôtô phải sử dụng đèn chiếu gần, đèn chiếu xa sử dụng ở ngoài khu dân cư hoặc trên đường vắng.