BÀI 2: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH HẠN CHẾ ĐIỂM MÙ KHI SỬ DỤNG XE ÔTÔ

1.Nguyên nhân

Do thiết kế xe

Các cột chính trên chiếc xe bao gồm cột A, B và C có chức năng nâng đỡ, tạo bộ khung định hình cho xe, nhưng cũng chính là nguyên nhân lớn gây ra điểm mù bởi dù ít dù nhiều, chúng đều gây cản trở tầm nhìn. Tùy thiết kế, kích thước của các cột này trên từng dòng xe mà điểm mù cũng sẽ xuất hiện ở những góc độ, khoảng cách khác nhau.

2010

Trong các cột kể trên, cột A (cột ở 2 bên khung kính chắn gió phía trước) chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc hình thành các điểm mù phía trước. Cột này có kích thước càng lớn thì sẽ càng tăng vùng mù đối với người lái. Ngoài ra, xe có kích thước càng lớn thì điểm mù cũng sẽ càng tăng, chẳng hạn như container, xe tải…

Điều chỉnh gương chiếu hậu không phù hợp

Điều chỉnh gương chiếu hậu hướng vào bên trong sẽ giúp quan sát tốt hơn thân xe và hành khách phía sau, nhưng vô hình chung thao tác này lại khiến cho tầm nhìn phía sau của gương chiếu hậu bị hạn chế, có thể vô tình khiến hình ảnh vật thể bị rơi vào điểm mù.

Hình thể của người lái xe

Theo nghiên cứu cho thấy, những tài xế có thân hình thấp bé sẽ có điểm mù dài, rộng hơn người to cao. Vì vậy, tài xế có vóc dáng to, cao sẽ có tầm nhìn tốt hơn, dễ dàng xử lý, xoay chuyển tình huống khi gặp sự cố bất ngờ.

Tư thế lái, điều chỉnh ghế ngồi không phù hợp

Ghế lái nếu không được điều chỉnh phù hợp với tầm vóc người lái, hoặc người lái có tư thế ngồi không đúng thì cũng sẽ sinh ra các điểm mù do tầm quan sát không được đảm bảo.

2. Cách khắc phục

Mở rộng tầm nhìn gương chiếu hậu

Để khắc phục thì người lái cần điều chỉnh gương chiếu hậu cho phù hợp nhất với tầm nhìn của mình. Dưới đây là cách điều chỉnh gương mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Nghiêng đầu qua bên trái một khoảng, cho tới khi nào đầu đụng tới cửa kính.

Bước 2: Điều chỉnh gương chiếu hậu bên trái cho tới khi thấy phần thân xe gần như biến mất khỏi tầm quan sát của gương và chỉ còn nhìn thấy phần đuôi xe.

2011

Bước 3: Nghiêng đầu về phía bên phải, ra tới vị trí chính giữa xe và điều chỉnh gương chiếu hậu như ở bước 2.

2012

Các thao tác điều chỉnh trên sẽ giúp mở rộng tầm nhìn gương chiếu hậu, từ đó giúp người lái có góc quan sát rộng hơn để kiểm soát tốt hơn các điểm mù ở 2 bên hông xe. Để chắc ăn hơn thì người lái cũng có thể lắp thêm gương cầu lồi nhỏ ở góc trái của gương chiếu hậu để tăng tầm nhìn và hạn chế sự ảnh hưởng của điểm mù.

Ngoài ra, khi rẽ cũng nên nghiêng đầu một chút để có tầm nhìn rõ hơn, đồng thời phát tín hiệu xi nhan, bấm còi để báo hiệu cho các phương tiện khác đi đằng sau và bên cạnh.

Tài xế nên thường xuyên vệ sinh gương chiếu hậu để có được tầm nhìn rõ ràng hơn.

Lắp camera lùi phía sau xe

Điểm mù phía sau xe chính là khoảng không gian lớn nhất, có thể kéo dài đến vài mét tính từ đuôi xe về phía sau. Chính vì vậy mà người lái không thể nhìn thấy qua gương chiếu hậu lẫn quan sát trực tiếp bằng mắt thường từ vị trí ghế lái.

Lắp camera quan sát phía sau chính là cách khắc phục điểm mù hiện đại và tối ưu nhất. Hiện nay, nhiều mẫu xe cải tiến đã được thiết kế thêm hệ thống này cùng còi cảnh báo khi có chướng ngại vật hay vật thể để hạn chế va chạm khi lùi xe.

2013

Lắp hệ thống cảm biến cảnh báo điểm mù tự động

Hệ thống này giúp theo dõi các vị trí bị khuất tầm nhìn xung quanh xe - phát hiện và cảnh báo điểm mù cho lái xe nếu phương tiện di chuyển vào vùng điểm mù.

Điều chỉnh tư thế ngồi, ghế lái khi điều khiển xe

Nên điều chỉnh ghế lái sao cho:

+ Đảm bảo tầm nhìn của người lái cao hơn vô lăng, có thể quan sát được 1 điểm trên mặt đường cách đầu xe ít nhất là từ 3,6 đến 4,5 mét.

+ Người lái có thể quan sát dễ dàng tất cả các gương chiếu hậu mà không cần phải chuyển động.

+ Không tạo khoảng cách giữa lưng ghế người lái và cột B (ở mục trên đã phân tích) quá xa bởi sẽ khiến cản trở tầm nhìn khi muốn nhìn qua vai để quan sát tình hình phía sau.

BÀI 1: NHỮNG ĐIỂM MÙ TRÊN XE ÔTÔ BẠN CẦN BIẾT KHI THAM GIA GIAO THÔNG

Điểm mù là gì?

Điểm mù trên ô tô được hiểu là vùng không gian bên ngoài, xung quanh xe mà người lái xe không thể quan sát trực tiếp hoặc thông qua gương chiếu hậu khi điều khiển phương tiện lưu thông trên đường. Nói một cách khác đó là vùng không gian bên ngoài xe ô tô bị che khuất, không nằm trong tầm nhìn của người lái xe.

Điểm mù sẽ bao gồm:

-        -  Điểm mù trước đầu xe: tạo ra bởi chiều cao đầu xe

-         - Điểm mù hai bên hông xe: là vùng mà mắt thường không thể quan sát trực tiếp hoặc vùng mà gương chiếu hậu không thể chiếu tới

-         - Điểm mù phía sau xe

112

1. Điểm mù ở đầu xe 

113

Điểm mù trước đầu xe

Điểm mù phía đầu xe thường có ở những chiếc xe thiết kế gầm cao như SUV, xe bán tải, xe tải… Mặc dù xe gầm cao mang lại tầm nhìn phía trước tốt nhưng ca-pô cao cũng làm gia tăng phạm vi điểm mù phía mũi xe. Những điểm mù dạng này thường gây nguy hiểm khi xe di chuyển chậm ở khu dân cư có trẻ em.

Những điểm mù dạng này thường gây nguy hiểm khi điều khiển xe chậm, ở khu dân cư có trẻ em. Vì vậy, người lái cần quan sát vùng an toàn trước khi chuyển hướng hay di chuyển xe. Với người chuyển từ xe Sedan sang SUV cũng cần tập thay đổi cảm nhận điểm mù giữa 2 loại xe này.

Đặc biệt, ở những góc cua tay áo nếu không có gương cầu cảnh báo bên đường, các tài xế nên bấm còi để phát tín hiệu cảnh báo mỗi khi vào cua.

2. Điểm mù bên hông xe

114

Cấu trúc của xe có hệ thống các cột đỡ chia thành từng cặp, được gọi là cột A, B, C, D bố trí từ trước ra sau tạo kết cấu vững chắc cho thân xe. Tùy dòng xe mà số lượng cột có thể khác nhau. Nhưng chính những cột đỡ này lại tạo các điểm mù gây khuất tầm nhìn của người lái. Ở vị trí tài xế, nếu quay đầu nhìn 4 phía bằng mắt (không nhìn gương) thì những điểm mù không thấy do các cột gây ra (vùng màu đen).

Tuy vậy, nhờ trên xe có trang bị gương chiếu hậu, nên gần như loại trừ được ảnh hưởng của các cột B, C, D. Nhưng vẫn còn cột A nằm ngay 2 bên kính chắn gió phía trước. Cột A cản trở đáng kể góc nhìn của người cầm lái, và tạo điểm mù khá lớn ở hai góc chéo phía trước xe.

Ngoài ra, với tài xế lái xe ô tô, bên hai bên hông xe còn có các điểm mù này nằm ở vùng phản chiếu của hai gương chiếu hậu hai bên hông xe. Điểm mù này khiến nhiều người quan sát không rõ ràng và nghĩ rằng khoảng đường phía bên trái hay phải đang trống và tiến hành cho xe chuyển làn đường. Điều này vô cùng nguy hiểm vì đa số các vụ tai nạn từ đây mà ra, đặc biệt khi xe đang di chuyển với tốc độ cao.

Vì vậy, khi điều khiển xe tài xế mà muốn chuyển làn, sang đường, quay đầu… thì nên điều khiển xe ở tốc độ chậm và quan sát kỹ hai bên hoặc thậm chí ngoài đầu lại nhìn (dưới 3s) để có tầm quan sát tốt nhất. Hoặc có thể lắp một gương cầu nhỏ ở góc trái của gương chiếu hậu để tăng khả năng quan sát.

3. Điểm mù phía sau xe

115

Điểm mù này chính là khoảng không gian ở phía cửa sau không thể quan sát bằng mắt thường cũng như qua gương hậu. Đây là khoảng mù lớn nhất khi ngồi vào vị trí lái xe, điểm mù này ngay sau xe và kéo dài đến vài mét. Đây cũng là nguyên nhân của nhiều tai nạn lùi xe phải trẻ em hoặc va vào cột, đá tảng…

SO SÁNH BẰNG B1.1 VỚI B2

1.Điểm giống nhau

-         Đều lái được xe số tự động

-         Sau khi hết hạn đều như nhau:

+ Hết hạn dưới 3 tháng được xét đổi giấy phép lái xe.

+ Hết hạn từ 3 tháng đến 1 năm phải thi lại lại lý thuyết.

+ Hết hạn 1 năm trở nên phải thì lại cả lý thuyết và thực hành.

2.Điểm khác nhau

Điểm khác nhau B1.1 B2
Loại xe được phép lái Xe số tự động Xe số sàn và số tự động
Kinh doanh vận tải Không được phép Được phép
Thời hạn sử dụng Đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam.  10 năm
Thời gian học 2.6 tháng 3 tháng
Khóa học và bài thi Đơn giản hơn Khó khăn hơn
Thi lý thuyết

+ 30 câu hỏi, đạt khi 27/30

+ Nội dung tập trung vào các kiến thức cơ bản về luật giao thông đường bộ, biển báo, tín hiệu giao thông, cấu tạo và sửa chữa xe ô tô, kỹ năng lái xe an toàn

+ 35 câu hỏi, đạt khi 32/35

+ Nội dung có thêm các kiến thức về kỹ thuật lái xe nâng cao, như kỹ năng lái xe trên đường cao tốc, kỹ năng lái xe trong điều kiện đường xấu, kỹ năng xử lý tình huống nguy hiểm.

Học phí (tùy vào cơ sở đào tạo bạn chọn) Cao hơn B2 Thấp hơn B1.1

BẰNG B1.1 LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐĂNG KÝ HỌC THI LẤY BẰNG B1.1.

Bằng B1.1 là gì?

Ở Việt nam từ trước tới nay bằng lái xe ô tô hạng B được chia là 2 loại là: Bằng lái xe ô tô hạng B1 và bằng lái xe ô tô hạng B2. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người sử dụng xe số tự động nên nhu cầu được có loại bằng lái về hạng xe này gia tăng, vì thế từ năm 2016 bộ GTVT đã chính thức thống nhất áp dụng thêm bằng lái xe ô tô số tự động B1.1 để phân biệt với bằng lái xe ô tô hạng B1 cũ.

Bằng lái xe ô tô hạng B1.1 - Bằng lái xe ô tô số tự động được cấp cho những người không hành nghề lái xe được phép điều khiển các loại xe sau đây :

  • Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.
  • Ô tô số tự động dành cho người khuyết tật.
  • Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe, được phép điều khiển xe số tự động.
  • Ô tô tải kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

Vì thế, người có bằng lái xe hạng B1.1 không được lái xe số sàn và không được phép hành nghề lái xe. Nếu như điều khiển xe số sàn sẽ vi phạm lỗi “Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển”. Theo điểm a khoản 7, điều 21 Nghị định 46/2016/ NĐ-CP, lỗi này có mức xử phạt từ 4 – 6 triệu đồng. Bên cạnh đó sẽ bị tạm giữ phương tiện tối đa 7 ngày. 

Những thông tin về đăng ký học bằng B1.1

1. Hồ sơ

Theo quy định của Bộ GTVT hồ sơ đăng ký học bằng lái xe bao gồm :

  • 02 bản sao CMND photo hoặc scan màu , yêu cầu rõ số CMND , không cần công chứng .
  • 01 đơn đăng ký sát hạch lái xe 
  • 01 giấy khám sức khỏe chuẩn mẫu A3 dùng để điều khiển các phương tiện giao thông 6 tháng gần nhất và 01 giấy xét nghiệm sinh lý âm tính với các chất kích thích như rượu bia ...v.v
  • 06 tấm ảnh nền 3x4 phông nền xanh dương đậm ( được chụp ngay tại phòng đăng ký hồ sơ)

2. Điều kiện để học bằng B1.1 

Để đăng ký học lái xe bằng B1.1 bạn phải đủ các điều kiện tiêu chuẩn sau đây :

  • Đảm bảo đủ độ tuổi học lái bằng B1.1: đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày thi sát hạch.
  • Đảm bảo đủ sức khỏe: sức khỏe tốt để tham gia học và thi, làm chủ hành vi của mình, không mắc bệnh tim mạch, lây nhiễm. Bạn cần có đầy đủ giấy khám sức khỏe chứng nhận từ cơ quan y tế.

3. Bằng B1.1 học trong bao lâu và bao nhiêu tiền?

Để hoàn thành chương trình học và cấp chứng chỉ thì học viên sẽ mất khoảng gần 3 tháng.

Học phí sẽ phụ thuộc vào cơ sở đào tạo lái xe mà bạn đăng ký. Mỗi hạng bằng lái sẽ có mức học phí khác nhau.  

Ngoài ra khi đi thi sát hạch lái xe thì bạn còn phải đóng thêm khoản lệ phí thi và lệ phí cấp bằng chi tiết như sau :

  • Lệ phí thi lý thuyết: 100.000 đồng.
  • Lệ phí thi thực hành: 350.000 đồng.
  • Lệ phí thi đường trường: 80.000 đồng.
  • Lệ phí làm bằng: 135.000 đồng.
  • Lệ phí sát hạch ôtô bằng phần mềm mô phỏng: 100.000 đồng

4. Đăng ký học B1.1 ở đâu?

Người có nhu cầu đăng ký học bằng lái có thể đăng ký ở bất cứ trung tâm đào tạo lái xe nào được cấp giấy phép hoạt động. Học viên có thể tùy chọn nơi thuận tiện, việc chọn trung tâm học không phụ thuộc vào địa chỉ thường trú hoặc tạm trú trên giấy tờ. 

Hiện nay ở Cần Thơ, học viên có thể đăng ký tại Trung tâm đào tạo và sát hạch MÀU HOA ĐỎ chuyên:

  • Đào tạo – sát hạch mô tô A1, A2(phân khối lớn)
  • Dạy lái xe ô tô B2, B1.1(xe số tự động), C.

----------------------------

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Trung tâm Đào Tạo và sát hạch Lái Xe Màu Hoa Đỏ

VP Chính: 188 Nguyễn Văn Linh, P. Thới An Đông, Quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ.

CN1: 345 Nguyễn Văn Linh, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.

CN2: Huyện Đội - Huyện Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ

ĐT: 0292.3686878 - 3899688 - 0937.188881

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

379455722 792546879548744 5572657183684552454 n

5. Những điều cần biết về bằng B1.1

  • Đối với những người chỉ dùng bằng lái để lái xe ô tô số tự động hoặc người khuyết tật thì nên học bằng lái xe ô tô số tự động hạng B1.1 vì quá trình học và thi đều trên xe số tự động, do đó việc thi sát hạch trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều.
  • Quy trình học và thi bằng lái xe ô tô hạng B1.1 cũng giống hệt như học và thi bằng lái xe ô tô số sàn, chỉ khác là trong suốt quá trình học và thi xe sử dụng đều là xe số tự động.
  • Bằng lái xe ô tô hạng B1.1 có thời hạn là 10 năm.

GIẢI ĐÁP MỘT SỐ THẮC MẮC VỀ BẰNG LÁI XE HẠNG B2

1.Bằng B2 khác gì bằng B1 hay B1.1?

Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 16 Thông tư 04/2022 của Bộ Giao thông Vận tải:

  • Hạng B1 cấp cho người KHÔNG HÀNH NGHỀ KINH DOANH lái xe để điều khiển các loại xe SỐ SÀN, như sau:

- Ô tô (số sàn) chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;

- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

  • Hạng B1.1 cấp cho người KHÔNG HÀNH NGHỀ KINH DOANH LÁI XE để điều khiển các loại xe SỐ TỰ ĐỘNG, như sau:

- Ô tô (SỐ TỰ ĐỘNG) chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn ( Số tự động);

- Ô tô tự động dành cho người khuyết tật.

Mà bằng B2 được cấp cho người hành nghề kinh doanh lái xe điều khiển các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe hạng B1, B1.1 và ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

Như vậy, hiểu đơn giản, bằng B2 chính là bằng B1 nâng cao, tức có thể lái xe số tự động, xe số sàn, xe ô tô tải dưới 3,5 tấn và đặc biệt người sở hữu bằng B2 được phép kinh doanh vận tải, hành nghề lái xe như lái xe taxi, xe tải nhỏ, xe bán tải, xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi trong khi bằng B1 thì không.

2.Bằng B2 có thể nâng hạng lên hạng gì?

Bằng B2 có thể nâng trực tiếp lên hạng C, FC và D. Nội dung này được quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 04/2022/TT-BGTVT.

Điều kiện để nâng hạng bằng lái B2 được quy định như sau:

- Nâng bằng B2 lên C, B2 lên FC: Thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.

- Nâng bằng B2 lên D: Thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

Lưu ý: Người học nâng hạng vi phạm giao thông và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt hành chính.

3.Sử dụng bằng B2 trong bao lâu phải đổi?

Theo khoản 3 Điều 17 Thông tư 04/2022, bằng B2 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp nên tài xế chỉ có thể sử dụng trong 10 năm và phải hiện đổi bằng khi hết hạn nếu muốn sử dụng tiếp.

Theo Điều 36 Thông tư 04, lúc này, tài xế phải tiến hành thủ tục xin cấp lại bằng B2. Tùy vào thời gian bằng lái hết hạn mà tài xế có thể sẽ phải thi lại. Cụ thể:

- Bằng B2 hết hạn dưới 03 tháng: Cấp lại bằng lái xe B2, không cần thi sát hạch.

- Bằng B2 hết hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm: Phải thi lại lý thuyết.

- Bằng B2 hết hạn từ 01 năm trở lên: Phải thi lại cả lý thuyết và thực hành.

Biển Báo Hiệu Luật Giao Thông Đường Bộ Việt Nam

  • 5
  • 2
  • 3
  • 1
  • 4
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12